Đề bài: Phân tích hình tượng người lái đò trong bài văn Người lái đò sông Đà
Cách mở bài Phân tích hình tượng người lái đò trong Người lái đò sông Đà 1
“Người lái đò sông Đà” ra đời trong những năm toàn dân ta bước vào công cuộc xây dựng CNXH sôi nổi, khẩn trương, khi đó cảm hứng ngợi ca, tôn vinh cuộc sống mới, con người mới trào dâng. trong tác phẩm văn học. Không nằm ngoài xu thế chung đó, “Người lái đò sông Đà” với hình ảnh người lái đò là một trong những hình tượng nổi bật. Nguyễn Tuân ca ngợi những người lao động giản dị, vô danh nhưng đang hàng ngày, hàng giờ đang cống hiến sức mình xây dựng đất nước.
Cách mở bài Phân tích hình tượng người lái đò trong Người lái đò sông Đà 2
Nguyễn Tuân được mệnh danh là nhà văn của cái đẹp. Cả cuộc đời ông là hành trình đi tìm vẻ đẹp hoàn mỹ của cuộc sống và thiên nhiên. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi sáng tác của ông. Tuy nhiên, trước và sau cách mạng, ta cũng có thể nhận thấy sự thay đổi lớn trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân về con người. Sau cách mạng, nhân vật đánh dấu sự thay đổi đó là người lái đò Lai Châu trong bài tùy bút “Người lái đò sông Đà”.
Cách mở bài Phân tích hình tượng người lái đò trong Người lái đò sông Đà 3
Xem thêm bài viết hay:
Tả cảnh bình minh trên quê hương (Dàn ý – 16 mẫu) – Tập làm văn lớp 5
Với “Sông Đà” Nguyễn Tuân đưa thơ vào vùng núi Tây Bắc. Và “Người lái đò Sông Đà”, một trong 15 bài tùy bút của kiệt tác “Sông Đà” thơm như đóa lan giữa mùa xuân tươi đẹp. Hai hình ảnh thơ xuất hiện trong bài văn là hình ảnh sông Đà và hình ảnh người lái đò đúng nghĩa “mười phân vẹn mười”.
Cách mở bài Phân tích hình tượng người lái đò trong Người lái đò sông Đà 4
Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa, uyên bác, suốt đời say mê đi tìm cái đẹp của cuộc sống. Ông có sở trường về thể loại tiểu luận. Một trong những sáng tác tiêu biểu của ông là bài tùy bút “Người lái đò sông Đà”. Tác phẩm miêu tả vẻ đẹp đa dạng vừa hung bạo vừa trữ tình của sông Đà và ca ngợi người lái đò bình dị mà tuyệt vời trên sông.
Cách mở bài Phân tích hình tượng người lái đò trong Người lái đò sông Đà 5
Để một tác phẩm văn học lớn có giá trị sống mãi trong lòng người đọc thì nó phải xây dựng được những nhân vật điển hình trong những hoàn cảnh điển hình, hội tụ đầy đủ tài năng và tâm huyết của người nghệ sĩ. Nhân vật người lái đò trong bài tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân là một nhân vật như thế.
Các bộ đề lớp 12 khác