Bạn đang xem:
Tả một người em thường gặp hay nhất (dàn ý + 7 mẫu) tại
vothisaucamau.edu.vn
Tổng hợp nhưng bài Tả một người em thường gặp hay nhất (dàn ý + 7 mẫu) mà ban biên tập luongthevinh.edu.vn đã biên soạn nhằm giúp cho quý bạn đọc có thêm nhiều sự lựa chọn về tài liệu tham khảo
Đề bài: Tả một người em thường gặp (cô giáo, công an, người hàng xóm…).
Mục lục
- Tả mẹ của em
- Dàn ý Tả một người em thường gặp – Tả người hàng xóm
- Tả một người em thường gặp – Tả người hàng xóm
- Dàn ý Tả một người em thường gặp – Bác tổ trưởng dân phố
- Tả một người em thường gặp – Tả bác tổ trưởng dân phố
- Dàn ý Tả một người em thường gặp – Cô giáo
- Tả một người em thường gặp – Tả cô giáo
- Dàn ý Tả một người em thường gặp – Cụ già gần nhà em
- Tả một người em thường gặp – Tả cụ già gần nhà em
- Dàn ý Tả một người em thường gặp – Thầy giáo
- Tả một người em thường gặp – Tả thầy giáo
- Dàn ý Tả một người em thường gặp – Chú công an
- Tả một người em thường gặp – Tả chú công an
- Tả một người em thường gặp – Tả cô thợ may
- Kết luận :
Tả mẹ của em
Gia đình – hai tiếng quá đỗi thiêng liêng và thân thương. Trong gia đình ấy, mỗi người có lẽ luôn dành tình cảm sâu sắc nhất cho một ai đó. Với tôi, đó chính là mẹ.
Mẹ tôi năm nay đã bốn mươi tuổi. Dấu vết của thời gian đã in hằn lên khuôn mặt của mẹ. Làn da đã điểm những nốt tàn nhang. Nước da không còn trắng hồng như trước đây. Dáng người mẹ khá đầy đặn – đó phải chăng là dấu ấn của thời gian?
Mẹ tôi vốn là bác sĩ. Công việc thường ngày của mẹ vô cùng bận rộn. Nhưng mẹ vẫn dành thời gian về nhà để nấu cơm cho cả gia đình. Đối với mẹ, bữa tối chính là lúc cả gia đình sum họp sau một ngày làm việc hay học tập vất vả. Nhưng lúc ấy, có lẽ là khoảng thời gian vui vẻ nhất khi cả nhà được quây quần bên nhau, ăn bữa cơm ngon lành do mẹ nấu và trò chuyện.
Tôi còn nhớ một kỉ niệm sâu sắc về mẹ trong tuổi thơ của mình. Hồi ấy, dù là con gái nhưng tôi lại rất nghịch ngợm. Năm lớp năm, tôi thường tham gia cùng các bạn con trai vào những trò nghịch phá. Một lần, bị cô giáo bắt gặp. Cô đã kiểm điểm nhóm chúng tôi trước cả lớp và nói rằng sẽ trao đổi với phu huynh. Khi đó, vì còn nhỏ nên tôi chỉ cảm thấy sợ hãi. Nhưng trong lòng thì chẳng cảm thấy có lỗi. Sau khi cô giáo đến nhà và trao đổi xong, mẹ đã gọi tôi đến và nhắc nhở. Chính vào lúc đó, tôi đã có những thái độ và lời nói không lễ phép với mẹ. Đến khi nhận được lá thư của bố viết cho tôi. Bố đã nghiêm khắc phê bình thái độ đó của tôi. Và kể lại những kỉ niệm khi tôi còn thơ ấu, mẹ đã phải thức suốt đêm để chăm sóc cho tôi ở bệnh viện khi tôi bị ốm. Bức thư của bố khiến tôi vô cùng xúc động và cảm thấy có lỗi. Chiều hôm ấy, khi mẹ đi làm về, tôi ngập ngừng chạy đến ôm lấy mẹ, xin lỗi mẹ. Nước mắt tôi cứ thế rơi lúc nào chẳng hay. Mẹ cũng khóc và an ủi tôi.
Sau kỷ niệm lần đó, tôi dường như trưởng thành hơn. Tôi đã biết giúp đỡ mẹ những công việc vặt trong gia đình. Cũng trở nên ngoan ngoãn hơn, chịu khó học tập hơn. Tôi cũng hiểu được rằng, cho dù có thế nào. Mẹ cũng luôn bao dung và yêu thương tôi vô điều kiện.
Quả là, tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong đời. Mẹ – đối với mỗi người chính là điểm tựa bình yên vững chắc nhất. Chúng ta khi còn có thể hãy bỏ qua sự ngại ngùng để nói ra những lời yêu thương.
→Xem thêm: Tổng hợp các bài văn tả mẹ hay nhất thế giới
Dàn ý Tả một người em thường gặp – Tả người hàng xóm
1. Mở bài: Giới thiệu người em định tả:
– Tên gì?
– Bao nhiêu tuổi?
2. Thân bài:
a. Tả ngoại hình:
– Vóc dáng.
– Khuôn mặt.
b. Tả hoạt động, tính cách:
3. Kết luận: Nêu tình cảm của em: biết ơn, quý mến.
Tả một người em thường gặp – Chú công an
Tả một người em thường gặp – Tả người hàng xóm
Mỗi cuối tuần, lũ trẻ xóm tôi lại tụ tập đông đúc ở sân để chơi đùa. Nhờ những cuối tuần vui nhộn này mà tôi đã trở nên thân thiết với anh Bình Nguyên. Anh lớn tuổi nhất hội nên mọi người thường gọi là anh Bi cả.
Năm nay, anh Bi đã mười hai tuổi. Người anh cao dong dỏng. Vẻ mảnh khảnh nhưng anh rất ra dáng bậc anh. Anh ít khi tranh giành đồ ăn như mấy đứa chúng tôi. Anh thường bảo chúng tôi chia nhau ra cho bằng phần nhau. Anh có làn da ngăm ngăm đen. Nghe đâu, ngày còn nhỏ anh sống ở miền biển. Về sau, bố anh chuyển đơn vị công tác nên gia đình chuyển hẳn về nơi này sinh sống. Có lẽ, vì nắng ngoài biển đã làm mái tóc anh ngả vàng. Nhưng màu vàng ấy lại rất hợp với gương mặt hình trái xoan của anh. Đôi mắt anh bi màu nâu, long lanh như hai hòn bi ve để dưới ánh mặt trời. Đôi mắt khi thì nghiêm nghị, khi thì hiền từ, tinh nghịch. Anh Bi bị cận thị nên lúc nào cũng phải đeo kính. Có lần, chúng tôi giấu chiếc kính ấy đi. Anh lẳng lặng không nói gì, cũng không đi tìm. Bỗng nhiên, trò vui của chúng tôi không thành. Tôi đành đi lấy kính trả lại anh. Lúc này, anh mới dùng đôi tay gầy xương của mình kéo người tôi. Cù chọc tôi một trận. Bọn trẻ xung quanh cỗ vũ ầm ĩ, tôi được một phen cười lăn lóc. Anh Bi cũng cười lớn. Đôi môi anh hình trái tim, lúc nào cũng hồng hồng. Bọn con gái hay trêu đó là môi con gái. Nhưng tôi thấy đôi môi của anh đẹp. Đẹp nhất là những lúc anh nở nụ cười tươi để lộ hàm răng trằng ngần.
Tôi quý anh Bi lắm! Anh dạy chúng tôi chơi trò bắn bi, cá ngựa, cờ tỉ phú. Mỗi dịp như vậy, xóm tôi lại rộn vang tiếng cười. Anh Bi thực sự đã trở thành người anh cả đáng mến của tôi.
Dàn ý Tả một người em thường gặp – Bác tổ trưởng dân phố
1. Mở bài: Giới thiệu người em định tả: bác tố trưởng dân phố (bác Hưng, bác đã sáu mươi tuổi).
2. Thân bài:
a. Tả ngoại hình:
– Vóc dáng: bác Hưng người tầm thước, tóc đã hoa râm, nước da ngăm ngăm đen.
– Khuôn mặt: phúc hậu, đầy đặn, mắt bác đã có nhiều nếp nhăn, ánh lên tia nhìn vui vẻ, ấm áp.
– Phục sức: ở nhà bác Hưng mặc đồ ngắn. Khi ra phố hoặc lúc có họp tổ dân phố, bác mặc đồ âu lịch sự.
b. Tả hoạt động, tính cách:
– Bác tổ trưởng tính tình hoạt bát, vui vẻ. Bác luôn hoà nhã, thân ái với mọi người.
– Mỗi tháng một lần, bác tổ trưởng dân phố mời các gia đình họp để thông báo tình hình của khu phố, của phường.
– Bác tổ trưởng là người nhân hậu, thường giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn (Bác động viên những gia đình giàu có góp công, góp của giúp đỡ nạn nhân bão lụt, gia đình nghèo, học sinh mồ côi, người già không nơi nương tựa.).
3. Kết luận: Nêu tình cảm của em đối với bác tổ trưởng dân phố: quý mến, kính trọng.
Tả một người em thường gặp – Tả bác tổ trưởng dân phố
Nhà em nằm ở giữa một khu phố nhỏ yên bình, ở ngoại ô thành phố. Cách vườn cây là đến hai nhà hàng xóm sát vách. Trong đó, có một vị hàng xóm rất đặc biệt, đó là bác Ngọc, tổ trưởng tổ dân phố.
Bác Ngọc là cái tên được cả khu phố vui vẻ và quý mến khi nhắc đến. Bác góa vợ, con gái lại lấy chồng trên thành phố nên bác sống một mình trong căn nhà nhỏ. Chính vì thường ngày bác rất tốt bụng, hễ có ai cần giúp bác đều xắn tay áo không nề hà mà đến giúp hết sức. Em không biết năm nay bác bao nhiêu tuổi, chỉ thấy bác thường mặc bộ đồ Tàu lịch sự và đẹp đẽ như mấy diễn viên trên phim. Mái tóc muối tiêu của bác được chải gọn về sau đầu, để lộ cái trán hơi hói nhẵn bóng.
Dáng người bác đậm chứ không gầy, thế nhưng mỗi bước đi đều nhanh nhẹn khỏe khoắn chứ không hề có dấu hiệu của tuổi già. Cứ mỗi sáng bác lại đạp xe một vòng quanh khu phố kiểm tra tình hình, quay về nhà đọc báo, xem thời sự và làm vài việc của khu phố. Nhà bác có một vườn cây ăn trái rộng, đây là khu vui chơi lý tưởng của đám con nít trong khu phố. Bác cũng rất thoải mái, bác nói mình bác ăn không hết nên mấy đứa cứ hái mà ăn. Chỉ chờ có vậy, chúng tôi ùa lên hái nào là xoài, ổi, mận, cóc,… ăn đến no nê. Mỗi lần như thế, bác cười hiền từ rồi chuẩn bị nước cho chúng tôi rửa tay chân nữa.
Bác Ngọc rất được lòng mọi người bởi tính tình thẳng thắn và trách nhiệm với công việc của mình. Khu phố nhờ có bác mà quy củ hơn hẳn, không có gia đình nào đánh nhau hay trộm vặt nữa. Em rất quý người hàng xóm đặc biệt này.
Dàn ý Tả một người em thường gặp – Cô giáo
1. Mở bài: Cô giáo Thương là người dạy em năm lớp Năm. Em rất yêu và kính trọng cô.
2. Thân bài:
– Cô gần ba mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn, cân đối, cô thường đến trường với tà áo dài màu xanh nước biển, có lẽ đây là màu mà cô ưa thích nhất.
– Mái tóc: mượt, xoã dài ngang lưng. Trên trán lất phất vài cọng tóc mái khiến cô càng duyên dáng hơn.
– Khuôn mặt: trái xoan, nổi bật là đôi mắt lúc nào cũng mở to, sáng long lanh.
– Giọng nói của cô: ấm áp, cô giảng bài rất hay, đặc biệt khi nghe cô kể chuyện ai cũng muốn câu chuyện mãi mãi không đến hồi kết thúc.
– Cô nhắc nhở chúng em từng li từng tí. Chẳng bao giờ cô lớn tiếng la rầy chúng em cả. Cô thương yêu chúng em vậy nhưng cô cũng rất nghiêm khắc, thưởng phạt phân minh. Bạn nào nghịch ngợm, lười học, cô phê bình ngay. Bạn nào ngoan, học giỏi, chăm chỉ cô khen ngợi và tuyên dương trước lớp. Chúng em ai cùng yêu quý cô Thương.
3. Kết bài: Nêu suy nghĩ, tình cảm của em đối với cô.
Tả một người em thường gặp – Tả cô giáo
Đã mấy năm qua rồi cho tới bây giờ em vẫn còn thương mến cô Nga, người đã dạy dỗ em trong những niên học thứ nhất tại ngưỡng cửa Tiểu học.
Cô giáo Nga mang dáng người dong dỏng, không mập cũng ko gầy. Tuổi có độ gần bốn mươi nhưng trông người cô còn siêu trẻ. Em cực kỳ thích những dòng áo dài cô mặc tới lớp, thường là các mẫu áo lụa mỏng trắng, đủ màu sắc tươi đẹp. Em nghĩ ai cũng ưa thích sở hữu thân hình và làn da như cô giáo. Mái tóc cô được uốn gọn gàng ôm lấy bộ mặt đầy đặn, lúc nào cũng trang điểm một cách hài hoà. Hai mắt cô to, đen láy, loại mũi tuy khá cao nhưng trông tương xứng với gương mặt. Cô cười cực kỳ tươi, giòn giã, lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Mọi thứ hòa quyện tạo ra nét đẹp thân mật, cởi mở, nhưng ko vì vậy mà kém phần cương nghị.Và giọng điệu cô giảng bài khi trầm ấm, lúc ngân vang.
Cô rất thương yêu học sinh. Em còn ghi nhớ những buổi đầu đi học, chúng em đều là nhiều đứa trẻ vừa rời khỏi tay ba mẹ, ngờ ngạc, rụt rè và thậm chí có bạn còn oà lên khóc khi ba mẹ ra về. Cô giáo thì giống như người mẹ hiền, hết dỗ bạn này quay qua dỗ bạn khác khiến cho lòng em và các bạn yên tâm không còn nhớ gia đình nữa. Thế nhưng cô giáo cực kỳ nghiêm khắc lúc giảng bài, bạn nào không quan tâm theo dõi tập trung lắng nghe thì cô nhắc nhở ngay cùng với luôn tuyên dương các bạn nỗ lực trong học tập. Các
buổi học đầu tiên với biết bao khó nhọc, cô giáo đã nhấc tay từng bạn uốn nắn, chỉ cho từng bạn cách phát âm nhiều vần. Vào nhiều giờ ra chơi cô giáo nán lại gạch hàng trong tập vở, cho chúng em viết ngay hàng thẳng lối, hoặc chỉ vẽ càng thêm cho những bạn còn yếu không theo kịp. Giờ rảnh cô thường nói chuyện cho chúng em nghe. Cả lớp cười vang khi cô kể chuyện vui, lúc ấy em cảm thấy bầu ko khí trong cả lớp ấm áp như gia đình!. Bên cạnh việc việc dạy và săn sóc chúng em, cô còn quan tâm gia đình ác bạn nghèo, tạo điều kiện hỗ trợ cho các bạn.
Tuy ko học cô giáo nữa nhưng trong lòng em luôn tôn trọng cùng với hàm ơn cô giáo. Em tự răn sẽ tìm mọi cách học bài tốt nhằm không phụ lòng yêu mến, trông nom của cô.
Dàn ý Tả một người em thường gặp – Cụ già gần nhà em
1. Mở bài: Giới thiệu người em thường gặp.
2. Thân bài:
a) Ngoại hình.
– Ông năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng trông không hề già và khó tính chút nào. Ông là một cựu chiến binh thời chống Mĩ.
– Ông có dáng người cao, gầy hay vận bộ quần áo màu đơn giản, nhất là màu xanh lục khi ở nhà.
– Tóc ông không còn nhiều, những sợi còn lại đều đã bạc trắng vì những năm tháng chiến đấu hết mình vì Tổ quốc. Nước da đen sạm đi vì dầm mưa dãi nắng. Gương mặt ông nhăn nheo, đầy vết chân chim. Mỗi khi ông cười, những vết nhăn lại xô lại, càng rõ rệt.
b) Tính cách.
– Ông có sự nghiêm túc và quy củ của một người chiến sĩ cụ Hồ. Ông thức dậy và sinh hoạt luôn đúng giờ. Những kỉ vật thời kháng chiến: từ ống bi uống nước, chiếc áo, mũ cối, … đều được ông cất giữ như báu vật.
– Ông cũng rất vui tính và hiền lành. Lũ trẻ con đều thích chơi với ông, vì ông có rất nhiều đồ ngày xưa và cả những câu chuyện thời chiến hấp dẫn chúng tôi.
c) Tình cảm của em với người đó.
– Ngày nào cũng sang nhà để trò chuyện và chơi với ông. Vì các con ông đều đi làm ở thành phố nên ông ở nhà một mình, chắc sẽ rất buồn.
– Ông kể chuyện em nghe, ông dạy em về lịch sử và cả những bài học về cuộc sống: biết “uống nước nhớ nguồn”, biết hi sinh mình vì mọi người, vì nhiệm vụ lớn lao của đất nước. Ở với ông em thấy rất vui và thoải mái, em còn được học thêm nhiều thứ khác.
– Những lúc em mắc lỗi, làm sai, em đều đến năn nỉ ông. Có lời nói của ông, bố mẹ lại dịu đi phần nào, và em lại được tha lỗi.
3. Kết bài: Ông như là người ông thứ hai, một người thầy, một người bạn lớn tuổi của em vậy. Thật vui vì có ông ở ngay bên cạnh. Em rất yêu quý và tôn trọng ông. Mong rằng ông có thể sống thật lâu, vui vẻ và hạnh phúc.
Tả một người em thường gặp – Tả cụ già gần nhà em
Nhà em sống trong một con hẻm nhỏ, xung quanh là rất nhiều ngôi nhà của các cụ già. Tuy nhiên mỗi lần đi học ra ngõ, em vẫn thường chú ý đến hình ảnh của một cụ già ngồi bán xôi ở đầu ngõ. Cụ tên Tý, sống cách nhà em 3 nhà. Ngày nào em thấy cụ ngồi bán xôi đầu ngõ.
Cụ Tý năm nay đã hơn 60 tuổi nhưng mái tóc của cụ bạc phơ, trắng như cước. Cụ búi tóc củ tỏi ở trên đầu, và quấn một chiếc khăn. Cụ bảo rằng tóc cụ thưa nên cụ buộc như thế này.
Hằng ngày cụ ngồi bên một chiếc thúng thơm nức mùi xôi xéo, ngày ngày cụ dậy thật sớm để hông xôi mang bán cho mọi người để kiếm tiền trang trải cuộc sống cũng như giết thời gian.
Hàm răng của cụ đã rụng đi mấy chiếc, cụ cứ nhai trầu chóp chép mỗi khi em đi qua. Hàm răng cụ đen nháy vì ngay xưa cụ ăn nhiều trầu.
Đôi bàn tây gầy và xương, thi thoảng còn run run lên vì tuổi cao và sức yếu. Mắt cụ đã mờ đi, tuy nhiên vẫn có thể phân biệt được tiền mỗi khi khách trả. Mọi người vẫn luôn thích ăn xôi ở nhà cụ vì xôi rất dẻo và thơm. Mỗi lần ăn vào là thấy no và ấm bụng.
Cụ vẫn hay mặc những bộ quần áo lụa thời trước nhìn gọn gàng. Thân hình cụ nhỏ, bước đi đã bắt đầu chậm chạp hẳn đi. Mỗi lần cụ bưng thúng xôi ra đầu ngõ bán, cụ bước đi chậm; thi thoảng có nhiều người thấy thế đã đến bê giúp cụ.
Giọng nói của cụ trầm ấm, thi thoảng nói hơi bé nên em không nghe thấy. Mỗi lần em mua xôi ở hàng cụ, cụ thường cho em thêm thật nhiều hành khô, vì em rất thích ăn hành.
Có nhiều hôm trời mưa gió, em đi học ngang qua không thấy dáng cụ, có lẽ thời tiết xấu nên cụ không bán nữa. Những lúc đó em lại thấy nhớ cụ. Một người mà em quen.
Cụ là một người hàng xóm thân thiết và tốt bụng với gia đình em. Em mong cụ luôn khỏe, luôn vui để mọi người lại được ăn xôi do cụ nấu.
Dàn ý Tả một người em thường gặp – Thầy giáo
1. Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu thầy giáo.
2. Thân bài:
a) Giới thiệu chung.
– Thầy Thanh là người dạy em môn Văn năm lớp 4 và lớp 5.
– Năm nay thầy cũng đã ngoài bốn mươi tuổi nhưng thầy còn rất trẻ và tràn đầy lòng nhiệt huyết với nghề.
b) Ngoại hình.
– Dáng người thầy dong dong cao, dáng đi nhẹ nhàng khoan thai như chính con người thầy, chẳng thể lẫn với ai.
– Gương mặt hình chữ điền, song đâu đây đã xuất hiện những nếp nhăn. Phải chăng những đêm ngồi soạn bài, những lo toan cuộc sống, những băn khoăn với học sinh đã in hằn lên gương mặt ấy.
– Thầy là người rất giản dị. Hằng ngày, trên chiếc xe đạp đã cũ và con đường làng đã quen, thầy mang tri thức đến cho lũ trò nhỏ.
c) Cách thầy dạy bài.
– Có lẽ, cho đến bây giờ, thầy là người truyền cảm hứng văn chương cho em nhiều nhất.
– Thầy luôn mang đến một không khí rất riêng cho lớp học với vô vàn những câu chuyện từ đời, dạy chúng em biết bao bài học quý giá.
– Môn Văn trở nên gần gũi hơn bao giờ hết qua lời giảng của thầy, khi trầm, lúc bổng, những trang văn là cuộc sống ngoài kia chứ nhất định không phải là mực đen trên tờ giấy trắng.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân.
Tả một người em thường gặp – Tả thầy giáo
“Khi thầy viết bảng bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào vương trên tóc thầy”. Mỗi lần lời bài hát “Bụi phấn” vang lên, trong tâm trí tôi lại hiện về hình ảnh của thầy giáo Nam – thầy giáo chủ nhiệm tôi năm lớp Năm. Thầy là một người mà tôi vô cùng biết ơn và kính trọng.
Thầy Nam năm nay đã hơn năm mươi tuổi rồi. Dáng người thầy cao và có phần hơi mập. Mái tóc thầy đã có những sợi điểm bạc – bạc vì ở tuổi ấy, có mái tóc ai còn xanh đầu, bạc vì bụi phấn, bạc vì những lo toan thường nhật và vì lũ học trò tinh nghịch chúng tôi nữa. Gương mặt thầy vuông chữ điền, toát lên sự cương nghị. Đôi mắt thầy ánh lên sự cương trực với cái nhìn đầy xa xăm nhưng ánh mắt thầy dành cho học trò chúng tôi thì thật ấm áp biết bao. Sống mũi thầy rộng và vầng trán lại thật cao. Mỗi khi thầy cười, những nếp nhăn nơi khóe mắt, khóe miệng lại hằn sâu hơn, phản chiếu những lo toan và vất vả trong cuộc đời. Thầy ăn vận giản dị lắm nhưng lại vô cùng lịch lãm.
Thầy hiền và tốt với chúng tôi lắm. Có những lần học sinh bị ốm, thầy đều hỏi han tận tình, giảng lại bài cho chúng tôi. Trong lớp, nếu có ai học kém hoặc có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, thầy đều cố gắng giúp đỡ như động viên các bạn cố gắng học tập, giúp đỡ các bạn cả về vật chất lẫn tinh thần. Tôi nhớ, trong lớp tôi có cái Lan, nhà nó khó khăn lắm, bố mất sớm, gánh nặng gia đình dồn cả vào đôi vai của người mẹ nhưng mẹ Lan lại hay đau ốm, có lần vì không đủ tiền nộp học, mẹ Lan định cho Lan nghỉ học nhưng thầy đã khuyên mẹ bạn ấy và sẵn lòng giúp đỡ khoản tiền học phí ấy. Thầy như người cha thứ hai luôn ân cần bảo ban, chăm sóc chúng tôi, nhắc chúng tôi mỗi khi trời lạnh phải mặc áo ấm hay buổi sáng đến trường thì không bao giờ được bỏ bữa. Nhưng cũng có lúc, thầy rất nghiêm khắc, đó là những khi chúng tôi không vâng lời thầy, về nhà có khi còn không chịu làm bài, hay có những lần mắc khuyết điểm, những lúc ấy thầy đều nhắc nhở. Vậy là thầy không chỉ dạy chúng tôi tri thức mà còn dạy chúng tôi cách sống, cách làm người. Thầy luôn được các bậc phụ huynh, đồng nghiệp và mọi người yêu mến, đó là bởi thầy không chỉ tốt bụng, nhiệt huyết mà còn hăng hái tham gia vào mọi hoạt động của trường.
Dù thời gian có trôi đi, dù sau này có không được gặp thầy thì trong trái tim tôi mãi hiện về hình ảnh của thầy. Làm sao tôi có thể quên được sự ân cần chỉ bảo cùng những bài học định hướng một nhân cách cao đẹp của thầy dành cho chúng tôi.
Dàn ý Tả một người em thường gặp – Chú công an
1. Mở bài: Giới thiệu chú công an phường.
2. Thân bài:
a. Tả ngoại hình:
– Vóc dáng: cao, gầy (hoặc thấp, đậm người, vạm vỡ…), nước da rám nắng, hồng hào, khoẻ mạnh.
– Khuôn mặt: cằm vuông, khuôn mặt chữ điền, mắt sáng, mũi cao.
– Phục sức: chú mặc bộ quân phục màu xanh rêu, đồng phục của công an hành chính quận. Túi áo ngực có thêu tên, ve áo đính phù hiệu cấp bậc.
b. Tả hoạt động, tính cách:
– Chú công an phường trực ban để bảo vệ an ninh trật tự của khu phố.
– Chú hướng dẫn nhân dân các thủ tục hành chính về nhân khẩu, tạm trú, thường trú tại khu vực thuộc phường em đang sinh sống.
– Chú vui vẻ hoà nhã với nhân dân, ân cần hướng dẫn nhân dân mọi thủ tục cần thiết.
– Nhờ có chú công an, khu phố có an ninh trật tự ổn định, hạn chế được tình trạng mất trộm tài sản, gây gổ, đánh nhau.
3. Kết luận: Nêu tình cảm của em đối với chú công an: biết ơn, quý mến.
Tả một người em thường gặp – Tả chú công an
Ngày nào đi học, em cũng đi ngang ngã năm gần nhà. Nơi ấy, xe cộ tấp nập suốt ngày đêm. Em thường thấy một chú công an đứng ngay ở bùng binh, không ngừng điều khiển cho xe cộ lưu thông. Đó là một thanh niên có vóc người cao lớn, vạm vỡ, nước da bánh mật, mặt vuông đầy đặn, đôi mắt sáng, nhanh nhẹn.
Cũng như bao chú công an giao thông khác, chú mặc bộ dồ ka ki vàng sậm. Trên chiếc áo ngắn tay cạnh cầu vai có đeo phù hiệu thuộc sắc phục cảnh sát giao thông và trên ngực bảng tên, đơn vị bằng tấm mica nền trắng -chữ xanh. Chú mặc quần tây dài gọn gàng, chân đi giày đen bóng lộn, chiếc thắt lưng bằng da màu nâu to bản hơi lệch về dưới bởi khẩu súng ngắn đeo bên hông kéo xuống, càng tăng thêm vẻ oai vệ, đĩnh đạc của người cảnh sát giao thông giữ gìn trật tự đường phố. Chiếc mũ kết đội trên đầu có đính huy hiệu cảnh sát khiến cho gương mặt của chú vừa oai nghiêm vừa rắn rỏi.
Chú đứng đó, ngày nào cũng như ngày nào, tại vòng xoay ngã năm như một vị chỉ huy oai vệ. Miệng ngậm còi, hai cánh tay thay một mệnh lệnh, đưa lên, hạ xuống, sang trái sang phải, dòng người và xe cộ cứ thế dừng lại, tuôn đi một cách trật tự, nề nếp. Thỉnh thoảng có một vài chiếc hon-da đậu chớm quá vạch sơn trắng nhô lên lấn dường, chú thổi còi ra hiệu lùi lại. Tức thì những chiếc xe ấy vội lùi ra sau vạch trắng ngoan ngoãn như các cậu học sinh vâng lời thầy dạy. Chú làm việc một cách cần mẫn và nghiêm túc, không thiên vị một người nào.
Có một lần, ba cô gái ngồi trên một chiếc xe hon-đa vù tới ngã năm nhấn ga bấm còi inh ỏi, làm cho một số người đi đường yếu bóng vía vội dạt vào hai bên lề. Chú công an vội giơ tay ra hiệu, miệng tuýt còi ra lệnh dừng lại. Chiếc xe tạt vào lề. Cả ba cô sượng sùng nói lời xin lỗi. Chú công an mỉm cười rồi từ từ rút biên lai ghi phạt. Đưa tờ biên lai cho các cô, chú còn dặn thêm: “Lần sau các cô cẩn thận thực hiện đúng luật giao thông không được chở ba”. Bấy giờ, một cô nhảy xuống đón xe buýt. Lòi nói của chú nhẹ nhàng nhưng rất dứt khoát.
Cứ thế, chú điều khiển dòng người và xe cộ lưu thông được thuận lợi, không có một tai nạn nào xảy ra ở giao lộ này. Em rất kính phục phong cách làm việc của chú, vừa có tình lại vừa có lí. Em ước mơ sau này lớn lên, em sẽ đi làm cảnh sát giao thông để giữ gìn an ninh trật tự cho đường phố.
Tả một người em thường gặp – Tả cô thợ may
Trong gia đình em có lẽ cô em là người khéo tay nhất bởi cô là một người thợ may chuyên nghiệp. Em đã may mắn có dịp được ngắm nhìn cô làm việc khi đến ở chơi nhà cô.
Cô em năm nay khoảng ba mươi tuổi nhưng trông cô vẫn còn trẻ lắm có lẽ vì vẻ bề ngoài xinh đẹp của cô. Trước khi bắt đầu làm việc, cô luôn lấy sẵn những mẫu vải, mẫu quần áo mà mình cần phải may để ra ở trước bàn. Sau đó cô bắt đầu lấy kim chỉ để cho vào máy may. Em để ý trước khi cô may vào tấm vải chính thì cô luôn làm thử ở một miếng vải thừa nhỏ xem như thế nào đã rồi cô mới may chính thức. Có lẽ chính vì điều đó nên ai cũng bảo cô là người cẩn thận và tỉ mỉ. Khi cô muốn tạo nên một mẫu áo mới, cô luôn phác họa nó một cách cụ thể rồi dùng viên phấn màu và một chiếc thước to để kẻ vào mẫu vải cần may. Em thích nhất là được ngắm nhìn cô khi cô bắt đầu ngồi vào bàn may để làm việc.
Dáng người cô ngồi thẳng, đầu hơi cúi xuống một chút và chân thì bắt đầu ấn vào bàn đạp để máy có thể hoạt động.Đặc biệt những lúc như vậy, khuôn mặt cô toát lên niềm đam mê đến lạ. Cô say sưa chỉnh sửa, sáng tạo những bộ quần áo mới vô cùng đẹp. Đôi mắt cô chú ý nhìn theo từng đường kim nét cắt đầy cẩn trọng. Thỉnh thoảng đôi mắt ấy nheo lại có lẽ vì một đường kim nào đó đã bị sai nhưng hầu hết đôi mắt đấy đều mở thật to giãn ra và chiếc miệng hơi mỉm cười tỏ ý hài lòng với sản phầm mình tạo ra. Cô say sưa làm việc một cách đầy chuyên nghiệp, sáng tạo hết mẫu này đến mẫu khác khiến em không khỏi ngạc nhiên và ngưỡng mộ.
Dưới đôi bàn tay khéo léo của cô, từng chiếc áo, chiếc quần đã được tạo nên một cách đầy tỉ mỉ và công phu khiến ai cũng phải hài lòng. Thỉnh thoảng giọt mồ hôi sẽ chảy trên trán cô có lẽ do làm việc nhiều nhưng cô không hề than thở phàn nàn một câu nào cả mà luôn say mê trong công việc của mình. Cô còn tâm sự với em rằng cô yêu nghề may lắm nên cô luôn cảm thấy vui vì được làm việc.
Em rất yêu quý và tự hào về người cô của mình. Hình ảnh cô làm việc bên chiếc máy may sẽ mãi là một hình ảnh đẹp lưu dấu ấn trong tâm trí em. Em mong mai sau mình cũng chọn được một nghề mà mình yêu thích giống như cô vậy.
Kết luận :
Trên đây là tổng hợp 7 mầu và dàn ý bài văn Tả một người em thường gặp hay nhất mà ban biên tập luongthevinh.edu.vn đã tổng hợp đc. Còn rất nhiều bài văn tả khác hay và độc đáo trong chuyên mục mời quý bạn đọc theo dõi
Bạn thấy bài viết Tả một người em thường gặp hay nhất (dàn ý + 7 mẫu) có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Tả một người em thường gặp hay nhất (dàn ý + 7 mẫu) bên dưới để Trường THCS Võ Thị Sáu có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: vothisaucamau.edu.vn của Trường THCS Võ Thị Sáu
Nhớ để nguồn bài viết này: Tả một người em thường gặp hay nhất (dàn ý + 7 mẫu) của website vothisaucamau.edu.vn
Chuyên mục: Văn học
Xem thêm bài viết hay:
Từ câu chuyện của gấu con trong Gấu con chân vòng kiềng, nêu suy nghĩ của em về vấn đề miệt thị ngoại hình (2 mẫu)